Điện toán đám mây thực sự có nghĩa như nào

Điện toán đám mây thực sự có nghĩa như nào

23-11-2013
Tin tức công nghệ
4691

Điện toán đám mây là xu hướng hiện nay. "Nó trở thành cụm từ rất phổ biến", Ben Pring chuyên gia phân tích của Gartner nói và lặp lại nhiều lần với các đồng nghiệp của mình. Vấn đề là (như với Web 2.0) tất cả mọi người dường như có một định nghĩa khác.

Như ý niệm về mạng Internet , "đám mây" là một từ sao rỗng, nhưng khi kết hợp với từ "tính toán " thì ý nghĩa sẽ lớn hơn và rõ ràng hơn. Một số nhà phân tích và hãng sản xuất định nghĩa điện toán đám mây khá nhỏ hẹp chỉ như một phiên bản cập nhật của hệ thống tính toán: cơ bản là các máy chủ ảo sẵn sàng trên Internet. Những người khác định nghĩa rộng hơn, cho rằng bất cứ thứ gì được sử dụng bên ngoài tường lửa là "trong đám mây", bao gồm cả việc gia công phần mềm thông thường.

Điện toán đám mây trở thành tâm điểm không chỉ khi bạn nghĩ về những gì mà CNTT luôn cần: một giải pháp để nâng cao năng lực hoặc phát triển thêm các khả năng mà không cần đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân viên mới, hoặc mua bản quyền phần mềm mới. Điện toán đám mây bao gồm tất cả các dịch vụ đăng ký thuê bao hoặc trả theo nhu cầu sử dụng, theo thời gian thực qua Internet, mở rộng những khả năng hiện có của CNTT.

Điện toán đám mây là ở giai đoạn đầu, với một tập hợp các nhà cung cấp lớn và nhỏ cung cấp một loạt các dịch vụ điện toán đám mây, từ các ứng dụng toàn diện đến các dịch vụ lưu trữ đến dịch vụ lọc thư rác. Các nhà cung cấp hạ tầng kiểu tiện ích là một phần trong đó, nhưng cũng là nhà cung cấp SaaS (Software as a Service) như Salesforce.com. Ngày nay, đối với hầu hết các thành phần, CNTT phải đưa vào dịch vụ điện toán đám mây riêng biệt, nhưng những người hợp nhất và tích hợp điện toán đám mây đang nổi lên.

InfoWorld đã nói chuyện với hàng chục hãng sản xuất, nhà phân tích, và khách hàng CNTT để tìm hiểu những thành phần khác nhau của điện toán đám mây. Căn cứ vào những cuộc thảo luận đó, sau đây là  những khái niệm về điện toán đám mây:

1. SaaS

Đây là một dạng điện toán đám mây cung cấp một ứng dụng đơn thông qua trình duyệt cho hàng ngàn khách hàng cùng sử dụng một kiến ​​trúc. Về phía khách hàng, họ không cần đầu tư trả trước cho các máy chủ hoặc bản quyền phần mềm, còn về phía nhà cung cấp, chỉ cần một ứng dụng để duy trì, chi phí sẽ thấp hơn so với dịch vụ lưu trữ thông thường. Salesforce.com đến nay là ví dụ nổi tiếng nhất trong nhiều ứng dụng doanh nghiệp, nhưng SaaS cũng phổ biến cho các ứng dụng quản lý nhân sự và thậm chí đã hoạt động theo cách riêng trong chuỗi hệ thống ERP. Và ai có thể dự đoán sự gia tăng đột ngột các ứng dụng desktop SaaS, chẳng hạn như Google Apps và Zoho Office?

2. Điện toán tiện ích

Ý tưởng này không phải là mới, nhưng dạng điện toán đám mây này được phát triển dưới dạng mới từ Amazon.com, Sun, IBM, và công ty khác hiện đang cung cấp dịch vụ lưu trữ và máy chủ ảo có thể truy cập theo yêu cầu. Gần đây các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng điện toán tiện ích cho các yêu cầu bổ sung, không quan trọng, nhưng một ngày nào đó, chúng sẽ thay thế các thành phần trong trung tâm dữ liệu. Các nhà cung cấp khác đưa ra giải pháp giúp giới CNTT tạo ra trung tâm dữ liệu ảo từ các máy chủ, như AppLogic của 3Tera và Elastic của Flexible Technologies theo yêu cầu. LiquidQ của Liquid Computing cung cấp các giải pháp tương tự, cho phép giới CNTT hợp nhất bộ nhớ, I/O, hệ thống lưu trữ, và khả năng tính toán thành một hệ thống tài nguyên ảo sẵn sàng trên mạng.

3. Dịch vụ web

Liên quan chặt chẽ đến SaaS, các nhà cung cấp dịch vụ web cung cấp các hàm API cho phép các nhà phát triển có thể khai thác các chức năng trên Internet, chứ không cung cấp các ứng dụng toàn diện nữa. Họ bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ kinh doanh riêng biệt - như Strike Iron và Xignite - đến đầy đủ các hàm API được cung cấp bởi Google Maps , xử lý bảng lương ADP, bưu điện Mỹ, Bloomberg, và thậm chí các dịch vụ xử lý thẻ tín dụng thông thường.

4. Nền tảng như một dịch vụ

Một biến thể khác của SaaS, dạng điện toán đám mây này cung cấp môi trường phát triển như một dịch vụ. Bạn xây dựng các ứng dụng riêng chạy trên hạ tầng của nhà cung cấp và được chuyển đến người dùng thông qua Internet từ các máy chủ của nhà cung cấp. Giống như Lego, các dịch vụ bị hạn chế bởi thiết kế và khả năng của nhà cung cấp, do đó bạn không hoàn toàn tự do, nhưng bạn luôn sẵn có khả năng dự đoán và tích hợp. Ví dụ điển hình như Force.com của Salesforce.com, CogheadGoogle App Engine mới. Phát triển khá trầm là nền tảng ứng dụng web dựa trên điện toán đám mây, chẳng hạn như Yahoo Pipes hoặc Dapper.net .

5 . Nhà cung cấp dịch vụ quản lý (Managed Service Provider - MSP)

Đây là một trong những dạng lâu đời nhất của điện toán đám mây, một dịch vụ quản lý về cơ bản là một ứng dụng cho giới CNTT hơn là người dùng cuối, chẳng hạn như dịch vụ quét virus cho e-mail hoặc dịch vụ giám sát ứng dụng (Mercury). Các dịch vụ an ninh được cung cấp phân phối bởi SecureWorks, IBM, và Verizon cũng thuộc hình thức này, hay ngay cả dịch vụ chống thư rác như Postini, gần đây đã được mua lại bởi Google. Các dịch vụ khác bao gồm dịch vụ quản lý máy tính để bàn, chẳng hạn được cung cấp bởi CenterBeam hoặc Everdream.

6. Nền tảng thương mại điện tử

Một dạng lai giữa SaaS và MSP, dịch vụ điện toán đám mây này cung cấp một trung tâm dịch vụ mà người dùng tương tác. Dịch vụ này đang phổ biến nhất trong môi trường kinh doanh, chẳng hạn như hệ thống quản lý chi phí cho phép người dùng đặt chỗ dịch vụ du lịch hoặc thư ký từ một nền tảng chung mà sau đó được điều chuyển tương ứng đến nhà cung cấp dịch vụ và giá cả theo đặc tính được thiết lập bởi người dùng. Hãy suy nghĩ đây giống như một văn phòng dịch vụ tự động. Các hình mẫu nổi tiếng bao gồm Rearden Commerce và Ariba.

7. Tích hợp Internet

Việc tích hợp các dịch vụ điện toán đám mây được thực hiện từ ngay những ngày đầu. OpSource, chủ yếu liên quan đến việc phục vụ các nhà cung cấp SaaS, vừa giới thiệu dịch vụ OpSource Bus, trong đó sử dụng công nghệ tích hợp điện toán đám mây (in-the-cloud) từ một khởi động nhỏ gọi là Boomi. Workday, nhà cung cấp SaaS, gần đây đã mua  CapeClear, một nhà cung cấp ESB (Enterprise Service Bus) đang hướng tới khả năng tích hợp "b-to-b". Để đi trước thời đại, Grand Central - muốn trở thành một "xe buýt trong đám mây" vạn năng kết nối với các nhà cung cấp SaaS và cung cấp giải pháp tích hợp cho khách hàng - đã kiệt sức trong năm 2005.

Ngày nay, với liên kết điện toán đám mây như vậy hiếm khi thấy, điện toán đám mây có thể là được mô tả chính xác hơn là  "điện toán bầu trời", với nhiều dịch vụ đám mây riêng biệt mà khách hàng CNTT phải đưa vào riêng biệt. Mặt khác, khi công nghệ ảo hóa và SOA tràn ngập các doanh nghiệp, ý tưởng về dịch vụ chạy trên một hệ thống hạ tầng có khả năng mở rộng, xử lý nhanh chóng sẽ tạo ra cho mỗi doanh nghiệp một nút trong hệ thống điện toán đám mây. Đó là một xu hướng kéo dài với một chân trời xa. Nhưng trong rất nhiều xu hướng lớn, điện toán đám mây là một trong những xu hướng khó khăn nhất để tranh luận trong thời gian dài.

   
Hỗ trợ 24x7x365
0225-710-6-222 : Tel
0936-247-365 : Hotline

Giới thiệu về chúng tôi

  • Hoster Việt Nam
  • Văn Phòng: Tầng 4 tòa nhà Hatradimex, 22 Lý Tự Trọng, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng
  • Trụ Sở: 162 Hai Bà Trưng, phường An Biên, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
  • Điện Thoại: 0225.710.6.222 / 0936.247.365
  • Email: [email protected]